Thảo nào đợt này tôi thấy mẹ xanh xao, lại hay kêu chóng mặt. Tưởng bà trông cháu vất vả nên ảnh hưởng sức khỏe, ai ngờ bà lại có bầu.
Sau khi sinh con đầu lòng, tôi ở nhà chăm con 2 năm để bé cứng cáp, có thể đi học mẫu giáo rồi mới đi làm trở lại. Công việc của tôi khá bận rộn, con mới đi học lại hay ốm, phải nghỉ ở nhà. Vì vậy, tôi nhờ mẹ ruột ở quê lên hỗ trợ việc nhà cửa, đưa đón, trông nom cháu những ngày bé đau ốm.
Vợ chồng tôi ở riêng, bố mẹ chồng còn đang công tác nên không hỗ trợ được nhiều. Mẹ đẻ của tôi thì còn trẻ, năm nay mới 43 tuổi, bà chỉ có mình tôi là con, bố tôi mất đã 10 năm rồi. Ở nhà mẹ cũng chẳng vướng bận gì nhiều nên bà nhận lời ngay.
Mẹ tôi nhanh nhẹn, chăm chỉ, sạch sẽ, khỏe mạnh lắm. Nhờ có bà mà tôi thảnh thơi hơn nhiều.
Mẹ bỗng nhiên thông báo mang thai khiến tôi sững sờ. (Ảnh minh họa)
Thấm thoắt mẹ tôi cũng lên Hà Nội được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, tôi thấy mẹ khá mệt mỏi, xanh xao, hay kêu chóng mặt. Tôi cứ nghĩ mẹ chăm cháu vất vả nên động viên bà nghỉ ngơi, đồng thời mua đồ ăn ngon để bà tẩm bổ.
Thế nhưng mọi chuyện lại khác xa với những gì tôi nghĩ. Tối hôm đó mẹ tôi vào phòng, nước mắt ngân ngấn, tay run run rồi chìa ra trước mặt tôi chiếc que thử thai 2 vạch. Tôi sững sờ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi liên tục hỏi mẹ mọi chuyện là như thế nào, ai là bố đứa trẻ?
Sau một hồi bình tĩnh lại, mẹ tôi mới kể hết mọi chuyện. Bố của em bé chính là ông Thức, hàng xóm ở đối diện nhà tôi. Ông Thức năm nay 60 tuổi, vợ đã mất từ lâu, con cái cũng đã có gia đình riêng nên ông ở một mình. Tôi thì vốn không ưa ông Thức lắm vì ông rất khó tính, hay soi mói nhà tôi. Có lần, nhà tôi với nhà ông ấy còn cãi nhau vì chuyện để xe máy lấn ngõ.
Mẹ tôi kể, bà và ông Thức nảy sinh tình cảm được một thời gian nhưng giấu mọi người. Mẹ tôi bình thường không dùng biện pháp tránh thai nào cả. Khi qua lại với ông Thức, mẹ chỉ tránh ngày an toàn, và cũng cứ nghĩ bản thân đã nhiều tuổi, khó mà có con được. Không ngờ, giờ mẹ tôi đã mang thai 7 tuần rồi.
Vợ chồng tôi lập tức đưa mẹ sang nhà ông Thức nói chuyện. Ông rất vui vẻ và mong chúng tôi tạo điều kiện, tác hợp cho hai người. Tôi hoang mang lắm, hỏi kỹ mẹ xem bà thực sự có muốn đến với ông Thức không, có muốn giữ em bé để đẻ không? Câu trả lời của mẹ tôi là có. Vì vậy, tôi tôn trọng ý kiến của bà.
Hóa ra, bố em bé chính là ông hàng xóm khó tính đối diện nhà tôi. Mẹ tôi cứ nghĩ bản thân đã nhiều tuổi, khó mà có con được. (Ảnh minh họa)
Cuối tuần trước, mẹ tôi và ông Thức đã đi đăng ký kết hôn. Sau đó, mẹ chuyển sang nhà ông Thức ở. Nhìn ông hàng xóm, nay thành bố dượng chăm sóc chu đáo cho mẹ, tôi cũng vui và yên tâm. 10 năm qua mẹ ở vậy nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành, giờ cũng đã đến lúc lo cho hạnh phúc riêng của mình. Mặc dù vậy, tôi vẫn có chút lo lắng vì mẹ hiện đã 50 tuổi, không biết mang thai ở độ tuổi này có an toàn hay không?
Những vấn đề gặp phải khi mang thai ở độ tuổi ngoài 50
Sau tuổi 35, việc mang thai sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều do số lượng trứng giảm mạnh theo độ tuổi, chất lượng trứng cũng không tốt như trước.
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng trong thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về nhau thai,…
Mẹ ngoài 50 tuổi có nguy cơ bị thai lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân cao hơn. Tỷ lệ trẻ chào đời mắc các bệnh lý bẩm sinh như: Tiểu đường typ 1, tăng huyết áp,… cao hơn.
Chất lượng tinh trùng của người bố đã cao tuổi cũng bị suy giảm rõ rệt, dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi.
Để có được thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ cần đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm, chú ý việc ăn uống, nghỉ ngơi, đi khám định kỳ đúng hẹn để được bác sĩ tư vấn và có những lời khuyên phù hợp.
Theo Diệu Thuỳ
Nguồn: Tri thức & cuộc sống
Link nguồn: https://kienthuc.net.vn/doi-song-giai-tri/me-de-len-trong-chau-bong-nhien-thong-bao-co-bau-toi-nga-ngua-khi-biet-tac-gia-bao-thai-1876285.html
Để lại một bình luận